Móng nhà là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà. Khi thiết kế xây dựng nhà 2 tầng việc lựa chọn loại móng nhà 2 tầng nào phù hợp với địa chất đất là yếu tố tạo nên công trình bền vững theo thời gian. Kết cấu móng tốt giúp đảm bảo tải trọng toàn bộ công trình và chịu lực ép của các tầng phía trên. 

Vậy có những loại kết cấu móng nhà 2 tầng phổ biến nào? Cần lưu ý gì khi thi công móng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng Đất Thủ tìm hiểu thêm về thiết kế móng nhà 2 tầng nhé.

Khái quát chung về móng nhà 2 tầng 

Móng nhà là bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của công trình. Công đoạn thi công móng là bước quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng tuổi thọ công trình nhà 2 tầng hình thành trong tương lai.

Có nhiều phương pháp thi công móng trong xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, kết cấu móng khác nhau lại phù hợp với những nền đất khác nhau. Vậy nên, phương án xây móng nhà 2 tầng cần được tính toán và căn cứ trên địa chất đất cụ thể.

Kết cấu móng nhà 2 tầng

Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến 

Đất Thủ giới thiệu đến anh chị các loại móng nhà 2 tầng điển hình. Để khách hàng có thêm thông tin về từng loại móng, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

Móng đơn nhà 2 tầng

Móng đơn là loại móng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau. Chúng có giá thành rẻ nhất, tác dụng chịu lực phụ thuộc vào mác bê tông và thành phần cấu tạo. Móng đơn thường được sử dụng dưới chân cột nhà hay cột điện… có độ chịu lực ở giới hạn trung bình. Phù hợp với những khu vực có địa chất tốt.

Dựa theo độ cứng, móng đơn được chia thành 3 loại để dễ phân biệt. Đó là móng cứng, móng mềm hoặc móng cứng hữu hạn.

Bản vẽ móng đơn nhà 2 tầng

Móng băng nhà 2 tầng 

Móng băng được ứng dụng nhiều trong các công trình thực tế. Bởi giá thành vừa phải, khả năng chịu lực tốt, độ lún đều và dễ thi công. Móng băng có chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột, tạo thành khối đế vững chắc. Phù hợp với những vùng có địa chất thông thường và địa chất tốt.

Móng băng thường được chia thành 3 loại: Móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp. Chọn móng băng phụ thuộc vào từng nền đất và phương án thiết kế của kiến trúc sư.

Hình ảnh móng băng trong xây nhà 2 tầng

Móng cọc nhà 2 tầng

Móng cọc là loại móng có hình trụ dài, được tạo thành bởi các vật liệu chắc chắn như bê tông, xi măng cốt thép… tạo nên khối móng vững chắc cho công trình. Loại móng này thường được ưu tiên cho những công trình xây dựng trên địa hình phức tạp. Hay xây nhà trên nền đất yếu, dễ sụt lún như đất ao, hồ… Hiện nay có 2 loại cơ bản: móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.

Móng cọc có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: tiết kiệm vật liệu xây dựng, khả năng chịu tải cao, có thể áp dụng công nghệ tiên tiến để thi công. Tuy nhiên, chi phí thi công móng cọc cao hơn so với móng băng và móng đơn. Bởi chúng bao gồm chi phí thi công cọc và chi phí làm đài – giằng móng.

Móng cọc trong xây nhà phố 2 tầng

Móng bè nhà 2 tầng 

Móng bè có mức giá thi công cao nhất trong các loại móng nhà. Giúp dàn trải sức nặng và hạn chế tình trạng lún không đồng đều. Kết cấu móng bè thường được xây dựng ở nơi có nền đất yếu, dễ lún như đất cát, ao hồ. Khi xây nhà 2 tầng thường rất ít sử dụng móng bè do trọng tải không quá lớn.

Thi công móng nhà 2 tầng cần lưu ý những gì? 

Khi làm móng nhà 2 tầng, chủ nhà cần lưu ý những gì? Đất Thủ xin chia sẻ 5 lưu ý giúp anh chị tránh được những sai lầm trong quá trình thi công móng.

Khảo sát thực trạng địa hình 

Công việc này rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc bố trí hay lựa chọn cách xây móng nhà 2 tầng. Mọi công đoạn tính toán trọng tải đều căn cứ dựa trên nền địa chất này.

Lựa chọn phương án thiết kế thi công móng phù hợp 

Nếu như nền đất bình thường, chủ nhà nên lựa chọn các mẫu móng băng. Với khu vực địa chất tốt, anh chị có thể tham khảo phương án kết cấu móng đơn. Còn nếu như xây nhà 2 tầng nằm cạnh ao, hồ, có địa chất yếu và hay lún nền. Chủ nhà bắt buộc phải thiết kế móng cọc để đảm bảo tải trọng công trình.

Mặt cắt móng nhà 2 tầng

Các phương án thiết kế móng sẽ được kiến trúc sư tính toán chi tiết. Sau khi đã khảo sát thực trạng địa hình cụ thể. 

Thi công phải tuân thủ theo các mẫu thiết kế 

Sau khi khảo sát địa chất và lựa chọn phương án thi công móng. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn thi công nhà 2 tầng. Thi công đúng với thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu công trình.

Sử dụng nguyên vật liệu thi công móng chất lượng 

Kết cấu móng nhà 2 tầng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng ít nhiều đến tuổi thọ của công trình. Vậy nên, chất lượng nguyên vật liệu thi công móng như xi măng, sắt thép, đá, gạch… nên sử dụng những loại đảm bảo chất lượng, độ bền cao.

Vật liệu dùng trong xây móng nhà 2 tầng

Sử dụng nguyên vật liệu thi công móng chất lượng giúp đảm bảo tuổi thọ công trình.

Lựa chọn nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp 

Nhà ở là công trình quan trọng, nên chủ nhà thường tìm hiểu và so sánh mức giá giữa nhiều đơn vị thầu. Chủ nhà không nên quá chú tâm đến các đơn vị có chi phí xây nhà 2 tầng quá thấp. Mà bỏ qua uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu. Nếu lựa chọn đơn vị không chuyên nghiệp, công trình của anh chị sẽ không đảm bảo chất lượng. Khó khắc phục hậu quả sau này, tốn kém chi phí cải tạo và sửa chữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức Tuyển dụng Liên hệ